SQOOLNET Game Lab

Các biện pháp chống nghiện game của tỉnh Kagawa có thực sự là một điều luật được lập ra vì trẻ em hay không?

Last Updated on 2024年1月11日 by クインヌー

Bạn có biết đến “Điều luật về các biện pháp đối phó chứng nghiện trò chơi trực tuyến (internet game)” (tên dự kiến) không?
Đây là một điều luật mà Hội đồng tỉnh Kagawa đang hướng tới thực hiện vào tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ trẻ em khỏi chứng nghiện game internet.

Mặc dù vẫn đang ở giai đoạn dự thảo, nhưng đã gây ra nhiều ý kiến dư luận khi có thông tin cho biết rằng dự luật bao gồm các điều khoản như “giới hạn thời gian chơi game của trẻ em ở mức 60 phút một ngày”, “các doanh nghiệp trên cả nước cần phải quan tâm và đẩy mạnh các biện pháp chống nghiện game”

Tôi không am hiểu về pháp luật hay chính trị nên tôi sẽ không bàn luận về những vấn đề và thách thức từ góc độ đó. Trong bài viết này, tôi muốn chia sẽ những cảm xúc của mình với tư cách là một người chơi game.

Bạn có hiểu tầm quan trọng của “việc hạn chế quyền tự do của trẻ em” không?

Điều 18 của dự thảo quy định “thời gian chơi game vào các ngày trong tuần được giới hạn ở mức 60 phút mỗi ngày (90 phút vào ngày nghỉ)” và “chỉ được phép sử dụng điện thoại thông minh đến 9 giờ tối” để đảm bảo thời gian ngủ của trẻ và tạo ra thói quen sống đúng đắn.

Tại thời điểm này, khó có thể tránh khỏi những nghi ngờ về điều luật này. Trong tình trạng chưa xác định được định nghĩa đúng về nghiện game, việc đề xuất giải pháp đối phó là hạn chế thời gian chơi game có vẻ như không có cơ sở khoa học.

Những con số 60 phút và đến 9 giờ tối được lấy từ đâu? Mặc dù đây là một quy định cực kỳ nặng nề, đơn phương hạn chế quyền lợi của trẻ em nhưng sẽ là một vấn đề lớn nếu được quyết định “bằng một cách nào đó” mà không được xem xét kỹ lưỡng.

Hơn nữa, mặc dù nói mục đích là để “bảo đảm thời gian ngủ” nhưng không thể nói rằng chỉ có game và điện thoại thông minh là vấn đề. Việc từ bỏ ngày nghỉ và tham gia hoạt động ngoại khóa bắt buộc đến khuya hằng ngày có được coi là điều tốt hay không?

Trước hết, những quy định đó nên được xác định thông qua cuộc đối thoại giữa cha mẹ và con cái, tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình. Cha mẹ có quyền quản lý con mình bằng cách nói: “Nếu con làm tốt bài kiểm tra, con có thể chơi nhiều game”, “Sau khi làm xong bài tập về nhà, con có thể chơi game.” Chính phủ không nên can thiệp và áp đặt các quy định thống nhất cho tất cả trẻ em. Thành thật mà nói, thì đó là một sự quan tâm dư thừa.

Trong tình trạng không có cơ sở khoa học, việc chỉ đơn giản là áp đặt quy định không phải là giải pháp. Tôi đặt nghi vấn liệu họ có hiểu được tầm quan trọng của việc hạn chế tự do của trẻ em hay không.

Trẻ sẽ không chấp nhận cách bạn áp đặt trẻ một cách không suy nghĩ như vậy. Liệu có đứa trẻ nào sẽ hài lòng nếu chúng hỏi lý do và được trả lời đơn giản rằng “Trò chơi chỉ được quy định trong 1 giờ” Trẻ em rất nhạy cảm với sự bất công và vô lý. vì thế chỉ làm cho trẻ nuôi dưỡng sự phản kháng.

Điều mà chính phủ thực sự cần làm để chống lại chứng nghiện chơi game không phải là hạn chế thời gian chơi game của trẻ em mà là cung cấp cho chúng “những địa điểm khác ngoài chơi game”, chẳng hạn như thư viện hoặc công viên nơi chúng có thể chơi bóng. Đây không phải là vấn đề mà mỗi gia đình có thể giải quyết được nên cần chính phủ nỗ lực tham gia giải quyết.

Sẽ không đủ nếu chỉ đơn giản áp đặt các quy định khi thiếu cơ sở khoa học. Tôi tự hỏi liệu họ có hiểu được tầm quan trọng của việc hạn chế quyền tự do của trẻ em hay không.

Nguyên nhân của việc cô lập với xã hội và nghỉ học có phải là “GAME” hay không?

Một điều mà khiến tôi khó chịu là “vấn đề cô lập với xã hội” được viết ở đầu bản thảo. Người ta nêu rằng nghiện game là nguyên nhân khiến trẻ cô lập với xã hội và không chịu đến trường.

Nghiện chơi game có thực sự là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc cô lập với xã hội? Tôi muốn nói rõ là “KHÔNG”.

Tất nhiên, tôi không nói rằng chúng hoàn toàn không liên quan đến nhau, nhưng dù thế nào đi nữa, môi trường gia đình và nạn bắt nạt là những nguyên nhân nghiêm trọng hơn. Đây là những vấn đề rõ ràng hơn nhiều so với chứng nghiện game và cần được ưu tiên giải quyết.

Thay vì gọi chơi game là nguyên nhân, thì việc chơi game có thể xem là một giải pháp cho những đứa trẻ phải nghỉ học do các vấn đề như môi trường gia đình hoặc bị bắt nạt. Trong nhiều trường hợp, việc cô lập với xã hội không phải là do chơi game, mà do việc bị cô lập xã hội nên chúng không còn cách nào khác là phải trốn vào game

Đối với trẻ em, trường học và gia đình là một phần quan trọng trong thế giới của chúng. Tuy nhiên, nếu có trò chơi và internet, chúng có thể kết nối với mọi người trên khắp thế giới. Ngay cả khi những người lớn xung quanh không thể giúp chúng thì một người nào đó mà chúng không quen biết cũng có thể hỗ trợ.

Một trong những nơi trẻ em chạy trốn là chơi game, và đôi khi đó là điều duy nhất giúp được đứa trẻ. Sau khi trải qua điều đó, khi chúng đã đủ hồi phục như thể muốn làm lại, thì chúng mới có thể đối mặt với thực tế lần đầu tiên.

Tôi cảm thấy vô cùng tức giận trước việc phớt lờ đi những nguyên nhân cơ bản của việc cô lập với xã hội và tìm lý do để hạn chế trò chơi điện tử, và cố gắng lấy đi nơi ẩn náu của những đứa trẻ này. Tôi nghĩ rằng họ đang đặt toàn bộ trách nhiệm giáo dục vào trò chơi điện tử.

Có thực sự là điều luật vì trẻ em không?

Cuối cùng, điều đầu tiên tôi nghĩ khi đọc bản thảo này là, “Cái này, có thật là suy nghĩ cho trẻ em hay không?”

Thay vì làm điều đó vì bọn trẻ, có vẻ như họ đã đưa ra một cách ép buộc vấn đề thời gian ngủ và cô lập khỏi xã hội ngay từ đầu để hạn chế trò chơi.

Tôi không biết hiện tại nhận thức của Hội tỉnh về “Game” đã dừng lại ở thời điểm nào, nhưng hiện nay có nhiều loại trò chơi đa dạng. Tất nhiên, trong số chúng có những trò chơi đặc biệt chú trọng vào khả năng tạo nên sự nghiện chơi hoặc kích thích tâm lý mong muốn yếu tố may mắn như cờ bạc, và những người phản đối việc quy định cũng nên nhận thức đầy đủ về những nguy cơ này.

Mặt khác, cũng có những trò chơi giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và kỹ năng tư duy. Ngoài ra còn có những trò chơi mang lại trải nghiệm thành công và cảm giác thành tựu mà trẻ không được học được ở trường.

Tôi cảm thấy rằng hội đồng tỉnh coi tất cả các trò chơi này là một và có một định kiến mạnh mẽ ​​và quan điểm cố định rằng tất cả các trò chơi đều xấu. Nếu bạn đã nghiên cứu và thảo luận nghiêm túc về trò chơi dù chỉ một chút, bạn sẽ sớm nhận ra rằng trò chơi không thể gọp lại là một được.

Mặc dù nỗ lực xây dựng pháp lệnh hạn chế quyền trẻ em nhận được rất nhiều sự quan tâm và chỉ trích nhưng Ủy ban rà soát pháp lệnh lần thứ 6 tổ chức vào ngày 20/1 đã bị đóng cửa không cho công chúng tham khảo và biên bản cũng không được công bố, thậm chí không được lập.

Thời gian lấy ý kiến ​​công chúng chỉ bằng một nửa thời gian bình thường và còn giới hạn đối với người dân và doanh nghiệp tỉnh Kagawa. Tôi không nghĩ ý kiến ​​của những đứa trẻ sẽ được xem xét.

Như thể họ đang nói, “Nếu chúng tôi quản lý các trò chơi, chúng tôi sẽ không cảm thấy đau hay ngứa ngáy gì, và nó có thể sẽ được cử tri ưa chuộng”

Tôi tin rằng việc nghiện game đến mức hủy hoại cuộc đời mình là một vấn đề cần được giải quyết không chỉ đối với trẻ em mà cả người lớn. Nếu tỉnh thực sự quan tâm đến trẻ em và đang cố gắng giải quyết vấn đề thông qua thảo luận và cân nhắc cẩn thận, tôi không có ý định phủ nhận hành động đó.

Tuy nhiên, nếu muốn đặt trẻ em lên hàng đầu và có biện pháp chống nghiện game thì chúng ta đã không đề xuất ra sắc lệnh như thế này.

Tôi chỉ hy vọng rằng nó không biến thành địa ngục nơi trẻ em bị hy sinh vì mục đích duy nhất là “bảo vệ trẻ em khỏi chứng nghiện game”.


投稿日

カテゴリー:

投稿者:

タグ:

コメント

コメントを残す

メールアドレスが公開されることはありません。 が付いている欄は必須項目です